Cây dổi (Doudia tonkinensis Gagnep.) là một loại cây gỗ quý hiếm, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Cây dổi được ưa chuộng bởi giá trị kinh tế cao, hương thơm đặc trưng và nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống.
Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm sinh học, công dụng và những ứng dụng của cây dổi trong đời sống con người.
1. Cây gỗ dổi là cây gì?
- Cây dổi hay có tên gọi khác là: dổi, vàng tâm, giổi, giổi ngọt, giổi lúa
- Tên khoa học là Michelia tonkinensis
- Thuộc chi Ngọc Lan – Magnoliaceae
Đây là loại cây gỗ lớn thường xanh, có chiều cao khoảng 5 – 20m. Thuộc dòng cây Nam Á nhiệt đới ẩm, phù hợp trồng ở những nơi vùng núi cao có nhiều mưa. Khi nhỏ thì ưa bóng nhẹ, cây có rễ ăn nông, ẩm ước và đất phì nhiêu nhưng về sau thì lại ưa sáng. Khi phát triển cây vươn lên, vượt tán mọi loại cây khác.
2. Đặc điểm hình thái, sinh trưởng của cây gỗ dổi
Cây dổi là loại cây gỗ lớn, thân cao đến 30m, đường kính thân có thể đạt tới 1m. Loại cây này phân bố tự nhiên chủ yếu ở vùng núi các tỉnh phía Bắc và tập trung nhiều ở tỉnh Hòa Bình, hay những vùng núi ở Tây Nguyên có độ cao từ 800 – 1600m. Cây dổi không phân nhánh ở thân mà chỉ phân nhánh ở phần ngọn. Cây sau khoảng 8 – 10 năm thì có thể thu hoạch hạt, còn thu hoạch gỗ là phải mất từ 25 – 30 năm.
Đặc điểm hình thái của cây gỗ dổi là:
– Cây thân gỗ lớn, chiều cao cây trưởng thành từ 25 – 35m, đường kính thân ngang ngực đạt 100cm. Thân cây thẳng, tròn đều, phân cánh cao. Cành non có lông, có lỗ bì trắng và có sẹo vòng. Vỏ cây màu xám, nhẵn bóng nhẹ. Thịt vỏ màu vàng nâu, mềm, dày, có mùi thơm dịu nhẹ.
– Lá của cây là loại lá đơn, hình bầu dục dài, nhẵn, mọc cách và có lông mặt ngoài. Đầu lá thì có mũi ngắn, màu xanh nhạt, bóng, dài khoảng 8-15cm, rộng 3-5cm. Gân bên 10 – 16 đôi. Lá có cuống dài 5cm thoạt nhìn trông rất giống lá cà phê hoặc lá hoa ngọc lan (có họ với hoa ngọc lan Magnoliaceae).
– Hoa mọc đơn độc đầu cành, cánh hoa màu trắng. Và hoa cây dổi thường nở vào tháng 4,5 và ra quả vào tháng 7,8.
– Quả dổi là quả kép, dài 6 – 10cm, gồm nhiều hạt màu đỏ có hình trứng thuôn hay cầu dẹt. Quả dổi khi chín sẽ có màu đen hoặc nâu cánh gián, kích thước chỉ bằng hạt đỗ đen.
– Cuối cùng là hạt của cây gỗ dổi. Đây là phần có giá trị nhất với nhiều công dụng hữu hiệu như làm gia vị, chữa bệnh hay ngâm rượu uống…
3. Tác dụng của cây dổi đem lại là gì?
3.1. Chế tác ra nhiều bài thuốc chữa bệnh
– Vỏ cây dổi chứa 0,24 % alcaloid và tinh dầu có tác dụng chống sốt rét, giãn mạch và chống loạn nhịp.
– Vỏ của quả cây dổi thì chứa nhiều chất có tác dụng trừ ho, nhuận tràng, trị táo bón.
– Thân cây dổi thì chứa camphor 23,8%. Trong tinh dầu được chiết xuất từ thân cây dổi có chứa camphor 15,7%, safrol 14,3%,(α -caryophyllen 15,6% và elemicin 13,7% có tác dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu.
– Trong tinh dầu từ thịt quả và hạt chứa safrol 70,2% (thịt quả), 72,9% (hạt) và methyl eugenol 24,2% (quả) và 18,5% (hạt) có tác dijng trị sốt rét, đau nhức xương khớp, được sử dụng như một vị thốc nam
– Hạt dổi là vị thuốc quý có tác dụng dùng để chữa các bệnh tiêu hóa xương cốt, chữa đau bụng.
3.2. Trồng cây dổi lấy gỗ làm nội thất
Cây gỗ dổi sau khi trồng được 15 – 20 năm thì cây có thể thu hoạch gỗ. Mỗi cây cho từ 1 – 2 m3 gỗ với giá trung bình lên đến 15 triệu đồng/m3. Và gỗ dổi có kết cấu thân mịn, thớ thắng, ít bị sâu mọt, vân gỗ đẹp, đậm và sắc nét. Gỗ ít bị cong vênh khi gặp thời tiết khắc nhiệt, không bị biến màu qua sản xuất hay trong quá trình sử dụng nên thường được dùng trong sản xuất đồ nội thất như: tủ bếp, kệ tivi, tủ quần áo, bàn ghế, giường ngủ…
3.3. Hạt cây dổi dùng làm gia vị
– Hạt dổi trộn với bột canh, ớt tươi, mắc khén tạo ra một loại nước chấm thơm ngon khó cưỡng để chấm ăn thịt gà luộc, thịt lợn luộc, thịt vịt luộc, dạ dày luộc hay lòng lợn nướng.
– Bạn còn có thể dùng hạt dổi để ướp các món nướng như: đối với thịt nướng, bạn chỉ cần chuẩn bị thịt + hạt dổi + hành khô + muối + mỳ chính cùng các loại gia vị khác. Ướp thịt cùng các gia vị trên tầm 30 phút, sau đó cho thịt lên xiên nướng, nhớ xoay đều để thịt chín đều, đẹp mắt và vàng hơn nhé!
– Hạt dổi còn được dùng để làm đồ nêm nếm, Làm bằng cách: hạt dổi nướng thơm, không giã cho vài hạt vào nồi nấu nướng dùng phở. Sẽ cho bát phở ngon và hương thơm đậm đà. Hương vị cay cay tê tê ăn vào là chỉ có phê chữ ê kéo dài. Hoặc có thể cho hạt dổi vào nổi canh măng tươi và xương bò.
3.4. Trồng cây dổi lấy hạt để ngâm rượu
Hạt dổi trước khi sử dụng khi đem phơi khô, rửa sạch rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào ngâm theo tỷ lệ cứ 1kg hạt dổi thì ngâm cùng 3 lít rượu trắng. Đặt bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát và ngâm trong khoảng 2 – 3 tháng là có thể sử dụng được.
Sử dụng rượu hạt dổi đem lại nhiều công dụng chữa bệnh về xương khớp như: Thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa nệm, gai cột sống.
HTX Cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo chuyên cung cấp giống cây dổi chất lượng cao
- Địa chỉ:Xóm Be trên, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình
- Hotline: 0979.076.408 – Bùi Văn Bun